Rất nhiều các bà mẹ Việt Nam có thói quen là quá yêu
thương bao bọc con cái, khiến trẻ có xu hướng không biết tự chăm sóc bản thân, ỷ nại
vào người khác.Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho trẻ ngay từ bé tự biết
chăm sóc bản thân, tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà để giúp trẻ ngày càng hoàn thiện
nhân cách và tự chăm sóc tốt cho bản thân mà không cần người khác giúp đỡ.
Hiện nay kinh nghiệm dạy con của các bà mẹ trẻ
thường chỉ là tham khảo trên mạng, qua sách báo… tuy nhiên tùy từng đứa trẻ mà
sẽ áp dụng những cách dạy con tự lập cho phù hợp với từng gia đình, từng
hoàn cảnh khác nhau. Chính vì vậy chúng ta có thể dạy con tự lập theo từng mốc
phát triển chung của trẻ theo từng độ tuổi.
Trẻ thường biết ngồi khi đủ 6 tháng thì các mẹ có thể
cho con ngồi ghế ăn riêng biệt, không nên cho ăn rong, chỉ nên kéo dài bữa ăn
trong khoảng 30 phút, tắt hết tivi, điện thoại khi trẻ đang dùng bữa. Nên cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình và tập cho trẻ
ăn dặm những thức ăn mềm, khuyến khích trẻ tự cầm nắm, khám phá đồ ăn, từ đó trẻ
sẽ hình thành thói quen tự lựa chọn đồ ăn và có hứng thú với bữa ăn.
Lớn hơn một chút khi đến tuổi đi học mầm non, chúng ta
nên có cách dạy con ngoan và dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: tự chơi và chia sẻ đồ chơi với bạn
mà không cần bố mẹ phải bên cạnh, hướng dẫn trẻ tự xúc thức ăn, tự lấy nước uống,
ăn xong tự biết cất bát gọn vào bồn rửa, chơi đồ chơi xong tự biết cất gọn vào
giỏ…Tuy nhiên điều bạn cần lưu ý là kiên
nhẫn hướng dẫn trẻ từ từ và đặt ra mục tiêu rõ ràng theo những mốc thời gian, và đặc
biệt nên dành những lời khen, khuyến khích khi trẻ hợp tác và làm đúng theo hướng
dẫn của bố mẹ.
Ví dụ: bạn sẽ hướng dẫn trẻ tự xúc đồ ăn trong 2 tuần,
sau đó dạy tiếp trẻ kỹ năng tự cất đồ chơi vào giỏ…. Và luôn tạo không khí tự
nhiên, vui vẻ, có lời động viên, khen tặng: con làm rất giỏi, con sẽ làm tốt hơn vào lần sau nhé…
Đa phần trẻ nhỏ sẽ có tính đòi hỏi và bướng bỉnh, trẻ sẽ
“bắt thóp” bố mẹ rất nhanh nếu chúng chỉ cần quấy khóc, mè nheo một chút là bố
mẹ hay ông bà đã vội vàng đáp ứng đòi hỏi của trẻ. Từ sau trẻ sẽ hiểu ngầm là
khi chúng muốn chỉ cần chúng khóc là sẽ được đáp ứng mọi yêu cầu. Vì vậy khi trẻ
có biểu hiện bướng bỉnh, khóc đòi hỏi nếu cảm thấy không hợp lý chúng ta nên trả
lời thật rõ ràng: không được, bố mẹ không đồng ý… và đánh lạc hướng trẻ sang sự
việc khác.
Khi trẻ được 4-5 tuổi cha mẹ nên hướng dẫn trẻ làm việc
vặt trong nhà như: lau bàn, sắp chén bát ăn cơm, lấy đồ cho bố mẹ, tự mặc quần
áo, đi giày dép khi ra khỏi nhà…
Chúng ta nên khuyến khích trẻ thường xuyên để tạo thành
thói quen và không quên cảm ơn trẻ khi trẻ hoàn thành công việc mà bố mẹ giao
phó, trẻ sé rất hào hứng và tự giác cho những lần kế tiếp mà không cần bố mẹ phải
nhắc nhở.
Hãy tận dụng mọi khoảnh khắc có thể để được bên trẻ,
đưa trẻ ra ngoài trời như: công viên, trại hè để giao lưu, vui chơi với bạn bè và
trải nghiệm, hòa đồng với thiên nhiên để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét