Thời trang công sở - Đối
với các bậc bố mẹ, việc dạy con là một vấn đề rất quan trọng nhưng cũng rất khó
khăn, khiến các bậc phụ huynh luôn đau đầu. Bởi có những đứa trẻ thường khá khó
bảo và dùng roi vọt cũng không thể giải quyết vấn đề. Vậy nên, hãy đọc bài báo
này, để biết cách dạy con hiệu quả hơn hẳn mà không đánh đập, mắng mỏ.
1. Hãy quan tâm đến con (kết nối với
con hàng ngày)
Điều này có lẽ không cần phải nhắc đến nhiều nữa,
nhưng thực sự không thừa. Trong xã hội ngày nay khi mà mọi ông bố bà mẹ đều
chăm chăm lo lắng việc kiếm tiền để ổn định mức sống gia đình, thì nhiều người
chọn cách thuê giúp việc hoặc nhờ ông bà chăm cháu. Chẳng có nhiều thời gian tiếp
xúc với con. Như vậy là không nên. Mỗi ngày hãy dành ra vài tiếng đồng hồ để
bên cạnh con, chơi đồ chơi cùng con, đọc sách cùng con và hỏi han những chuyện
xảy ra trong một ngày. Sự kết nối này khiến cho bạn và con gần gũi nhau hơn,
thân thiết và có thể chia sẻ mọi điều. Đương nhiên mối liên hệ thân thiết trong
gia đình sẽ khiến các con nghe lời hơn.
2. Dạy con tinh thần trách nhiệm (dạy
con cách sửa sai)
Tinh thần trách nhiệm là một điều chắc chắn
các bậc cha mẹ phải dạy cho con mình. Hãy dạy con biết nhận lỗi sai của mình, đứng
ra và sửa chữa lỗi lầm của chính bản thân mình. Và ngay cả khi bạn nói sai điều
gì, hãy lập tức xin lỗi con, đừng đổ thừa cho bất cứ điều gì bởi như vậy bạn
đang dạy hư con đấy. Hãy làm gương cho con và dạy con cách sửa sai. Nếu như con
sai lầm và biết nhận lỗi cũng không nên quát mắng, trách phạt. Hãy nhẹ nhàng
thôi nhé các bậc phụ huynh
3. Cho con các sự lựa chọn (đưa ra các
quy tắc với sự đồng cảm)
Hạn chế áp đặt các con với các khẩu hiệu “hãy
làm cái này đi”, “con phải làm cái kia”, “ngay lập tức, ngay bây giờ”… Các bạn
hãy tạo ra các thói quen cho con trẻ, chẳng hạn như hoàn thành bài tập về nhà
trước giờ ăn tối, hoặc nghỉ giải lao trong vào 1-2 tiếng cố định sau giờ ăn,…
Và đối với việc nhà cũng nên đưa ra những yêu cầu hợp lý, cho các con những lựa
chọn, như “con có thể giúp mẹ lau nhà hoặc thu dọn quần áo được không?”. Điều
này sẽ giúp các con có một tinh thần thoải mái, vui vẻ, không bị áp lực bởi những
công việc mà vốn là đơn giản.
4. Hãy chê hành động, đừng chê con người
Tuyệt đối khi bé làm sai, hãy chê trách hành động
của con là không đúng, cần phải thay đổi. Nhưng đừng bao giờ áp đặt lên con những
từ ngữ như “con là đứa ngu dốt”, “con thật khó dạy bảo”,… vô hình chung sẽ tạo
nên sự áp lực cho con cái và làm thành một nếp suy nghĩ trong bộ óc non nớt của
con về việc mình là kẻ thất bại và có thái độ ghét bỏ với người đã trách mắng
mình. Từ đó các con sẽ bướng bỉnh và chống đối hơn.
5. Hãy lắng nghe và thấu hiểu
Đương nhiên rồi. Đừng bao giờ quy chụp bất cứ
chuyện gì khi bạn chưa hiểu rõ lý do và ngọn ngành của nó. Trẻ con cũng có suy
nghĩ của mình. Hãy lắng nghe con và nếu có thể hãy cố gắng hiểu theo nghĩa tích
cực. Nếu con vẽ bậy vào vở và nói rằng con thực sự thích học vẽ, vậy tại sao bạn
không giúp con thực hiện ước mơ này nhỉ? Khi được lắng nghe và giúp đỡ, các con
sẽ trở nên thông minh hơn và yêutrân trọng gia đình hơn, những hướng đi của trẻ
nhỏ chưa bao giờ là hoàn thiện, vậy nên mới cần người lớn ở bên.
6. Đừng dùng phần thưởng để “mua chuộc”
con
Đây là sai lầm của các bậc phụ huynh hiện đại,
khi luôn dùng phần thưởng để mua chuộc các con. “Nếu con được học sinh giỏi, mẹ
sẽ mua cho con…” điều này là không nên, bởi nó làm nên tâm lý ỉ lại cho trẻ, trẻ
không phấn đấu thực sự và đôi khi trẻ sẽ không có đà để phấn đấu. Hãy nói với
con rằng, việc cố gắng là để con hoàn thiện bản thân, đây là trách nhiệm của
con. Còn những phần thưởng chỉ là những món quà mà bố mẹ dành tặng cho con khi
con xứng đáng.
7. Bố mẹ hãy điều chỉnh cảm xúc của
mình (Cha mẹ là tấm gương cho các con)
Các bậc cha mẹ thường dễ
cau có và nổi giận với trẻ nhỏ. Điều này tạo nên tâm lý ám ảnh cho trẻ khi phạm
lỗi. Xin hãy nhớ, cha mẹ là tấm gương của con cái, các bạn hãy là một người cha
mẹ dịu dàng và hiền hậu với con trong mọi khía cạnh, thì con cái của bạn hiển
nhiên cũng sẽ là những cô bé, cậu bé có tính nếu dịu dàng và hiền lành. Đừng
liên tục quát mắng, cáu gắt, thậm chí là chửi bới trẻ nhỏ hay thậm chí là khi bố
mẹ cãi nhau, cũng sẽ để lại những vết hằn trong tâm lý của trẻ thơ.
Danh mục: Gia đình
Danh mục: Gia đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét